Máy trạm có chơi game được không, Có nên mua máy trạm để chơi game

may tram co choi game duoc khong co nen mua may tram de choi game

Trên các diễn đàn công nghệ thường có nhiều câu hỏi liên quan đến máy trạm có chơi game được không của cộng đồng người dùng mà vẫn chưa có những câu trả lời thỏa đáng. Vậy sự khác biệt giữa hai dòng máy này như thế nào và liệu nó có thay đổi vai trò của mình cho nhau được hay không. Bài viết này sẽ trả lời thắc mắc của các bạn, hãy cùng theo dõi cùng mình nhé.

>>Xem thêm:

Laptop Gaming có làm đồ họa được không

Hướng dẫn cách tối ưu hóa win 10 để chơi game

Nên mua laptop gaming chơi game hãng nào loại nào tốt nhất hiện nay

1. Sự khác biệt giữa máy trạm di động và máy tính chơi game

– Về CPU

Sự khác biệt lớn nhất có thể nhìn thấy rõ là về cấu hình CPU được sử dụng cho từng loại máy. Gần như mọi máy trạm sẽ có một CPU khá là mạnh mẽ. Nhưng máy trạm thường sử dụng bộ vi xử lý trung tâm được tối ưu hóa để có thể xử lý song song cho những công việc khác nhau chứ không chuyên nhất cho game. Những bộ vi xử lý này thường được vượt qua mức mà một game thủ muốn hoặc là cần như Intel Xeon hay AMD EPYC

Chip của máy trạm có thể lên đến 2000$ nhưng nếu các bạn xây dựng một máy tính chơi game cao cấp có thể bạn phải cần khoảng 300$ cho một CPU hàng cực khủng. Đó chính là một điểm khác biệt về giá cả. Bởi vì CPU cho game chỉ có khoảng 4 – 6 lõi và kích thước bộ nhớ cache có tỉ lệ thuận với số lượng lõi đó, trong khi một CPU máy trạm có thể sử dụng được một bộ vi xử lý 32 lõi, với kích thước bộ nhớ cache khổng lồ. Tuy nhiên việc nhiều hơn lõi đối với game đôi khi cũng không thực sự cần thiết

– Về GPU

Bộ vi xử lý đồ họa là thành phần trung tâm của máy tính chơi game. Trong số các hãng sản xuất về GPU, về cơ bản chỉ có NVIDIA GeForce và AMD Radeon. Hai thương hiệu này có một dòng GPU dành cho những máy trạm là Quadro và RadeonPro. Chúng khác với GPU thông thường ở chỗ là chúng cung cấp một số lượng bộ nhớ video lớn hơn, được tối ưu hóa cho phần mềm định hướng GPU hơn là trò chơi và nó cung cấp tốc độ đồng họa cao hơn. Mặc dù chúng có thể được chơi game nhưng chúng lại không được tối ưu hóa cho những tác vụ đó và đôi khi gặp phải sự cố hỗ trợ nhỏ

– Về Ram

Khi nói đến Ram thì bạn không cần nhiều để chạy một PC chơi game. 8GB Ram là tiêu chuẩn thông thường để chơi game trơn tru mà không bị giật lag. Ngược lại các máy trạm thì thường yêu cầu số lượng Ram lớn để xử lý dữ liệu chuyên sâu. Máy trạm thông thường có thể có từ 32GB đến 64GB với những máy cao cấp đạt 128GB và hơn thế nữa. Các máy trạm có xu hướng sử dụng một loại Ram khác gọi là bộ nhớ sửa lỗi. Đó là một loại Ram có thể cải thiện được sự ổn định trong những chương trình và ngăn lỗi dữ liệu.

– Về bo mạch chủ

Bởi vì các máy trạm di động thường sử dụng CPU và Ram đặc biệt nên có sự khác biệt ở trong bo mạch của chúng. Ngoài việc là có ổ cắm phù hợp cho CPU máy trạm, các bo mạch chủ này còn được mở khóa cho số lượng Ram cao hơn và có xu hướng có chất lượng cao. Các chipset ở trên các bo mạch chủ máy trạm khác nhau thường không đáng kể.

Người sử dụng máy tính có thể sẽ không quan tâm nhiều đến âm thanh nhưng đối với một game thủ thì đó là yếu tố không thể nào thiếu để tạo cảm giác thích thú, thậm chí là say đắm khi chơi game và trong trường hợp này thì chip âm thanh đóng vai trò quyết định. Nhiều bo mạch chủ định hướng để chơi game sử dụng cấu trúc kiểu audiophile, bao gồm những liên lạc I/O và công suất lọc cho bộ chuyển âm thanh kỹ thuật số kèm theo

2. Có nên mua máy trạm để chơi game

Qua những khác biệt giữa hai dòng máy được chia sẻ ở trên thì có thể thấy hầu như các máy trạm gần như vượt trội hơn nhiều so với các máy tính chơi game.  Có thể nói rằng bất kỳ một máy trạm nào cũng sẽ hoạt động tốt như một máy tính chơi game cao cấp còn tùy thuộc chủ yếu vào GPU. Nếu như được trang bị một card đồ họa Quadro hoặc là RadeonPro cao cấp thì máy trạm hoàn toàn sẽ trở thành một máy tính chơi game cao cấp một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu là một cấu hình máy trạm có giá cả phải chăng với VRAM giới hạn thì có thể không hoạt động được tốt khi giải trí chơi game.

Cũng cần phải lưu ý rằng những loại card màn hình này không được tối ưu hóa cho game như đối với nhiều phần mềm chuyên nghiệp ( ví dụ như là CAD Autodesk ), một số thứ có thể làm ảnh hưởng bất lợi tới hiệu suất ở trong game, mặc dù không đáng kể.

Như vậy mình đã cùng bạn tìm hiểu câu hỏi máy trạm có chơi game được không và chắc hẳn bạn đã câu trả lời với những thông tin mà mình đã cung cấp. Hiện nay hệ thống Techcare chúng tôi đang kinh doanh về lĩnh vực mua bán các dòng laptop đã qua sử dụng với chất lượng sản phẩm được nhập khẩu chính hãng với mức giá tốt nhất ở Đà Nẵng. Hãy đến với Techcare Đà Nẵng để được tư vấn và chọn mua cho mình chiếc laptop phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Hệ thống công nghệ số 1 Đà Nẵng

Website: https://techcare.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger Techcare Gọi trực tiếp

Main Menu